| | | | | | | | | | | |
Thiềm Thừ hay còn gọi là Cóc Ba Chân được đúc bằng đồng nguyên chất, đúc nguyên khối với công nghệ đúc hút chân không tinh xảo, sắc nét đến từng chi tiết nhỏ nhất. Màu sắc của Thiềm Thừ là màu sắc nguyên bản của đồng vàng. Tạo hình tượng là Linh vật Thiềm Thừ (Cóc Ba Chân) ngậm một đồng tiền cổ, và một xâu tiền, hai chân trước ôm một đĩnh bạc lớn, nằm trên một nền toàn tiền vàng biểu trưng cho tài lộc, sung túc
Thiềm Thừ được coi là biểu tượng của sự Vượng Tài
Theo truyền thuyết thì Thiềm Thừ nguyên gốc là một con yêu tinh chuyên làm điều xấu. Về sau được Tiên Ông Lưu Hải thủ phục, giáo huấn cải tà quy chánh, đi khắp mọi nơi cứu giúp những người nghèo khổ, ngậm tiền và nhả cho họ. Mỗi khi trăng tròn mà Thiềm Thừ xuất hiện gần nhà ai thì đó là điềm báo nhà đó sẽ nhận được nhiều tiền bạc và sự giàu có, phú quý. Vì vậy Thiềm Thừ được coi là linh vật quý, là biểu tượng của sự Vượng Tài
Thiềm thừ bằng đồng ngậm một đồng tiền cổ, hai chân trước ôm một đĩnh bạc lớn, nằm trên núi tiền vàng biểu trưng cho tài lộc, sung túc
Trên đầu Thiềm Thừ có hình "Lưỡng Nghi" với ý nghĩa là sự bảo vệ, đem lại điều tốt lành. Lưỡng Nghi có biểu tượng là hình tròn, bên trong hình tròn đó có biểu tượng đối xứng như hai con cá quay đầu lại với nhau tượng trưng cho hai thái cực âm dương, giống như hình ở trung tâm của gương Bát quái mà chúng ta thường gặp.
Cách đặt Thiềm Thừ
- Thiềm Thừ là linh vật phong thủy rất linh thiêng, có tác dụng rất lớn trong việc chiêu tài lộc đến với gia chủ nhưng việc an vị Thiềm Thừ ở vị trí nào trong nhà, cửa hàng, công ty...cho đúng để phát huy tốt nhất tác dụng của Thiềm Thừ không phải ai cũng biết.
Cách đặt Thiềm Thừ quay đầu như nào cho đúng?
Có nhiều ý kiến trái chiều về việc đặt Thiềm Thừ quay đầu vào trong nhà, hay quay ra ngoài cửa nhưng tựu chung lại thì có hai cách đặt đúng như sau và các bạn có thể tùy chọn theo điều kiện sử dụng của mình
Cách 1:
- trưng bày Thiềm Thừ miệng ngậm đồng tiền cổ trên trang thờ Thổ Địa, Thần Tài ban ngày quay đầu ra ngoài, tối cho quay đầu vào nhà. Điều này được giải thích như sau: Ban ngày Thiềm Thừ quay đầu ra ngoài để đi kiếm tiền vàng, tài lộc, tối đến quay đầu vào nhà nhả tài lộc, tiền vàng cho gia chủ.
- cách đặt này có điều bất tiện là phải luôn xoay vị trí của Thiềm Thừ hàng ngày, nếu quên có thể phản tác dụng nên ít được sử dụng
Cách 2:
- trưng bày Thiềm Thừ ở hai góc cửa chính phía bên trong phòng khách và đầu của Thiềm Thừ quay vào trong nhà. Đối với trang thờ Thần Tài, Thổ Địa thì có thể đặt tại hai góc ở phía trước và xoay về hướng trang thờ.
điều này được giải thích như sau: Thiềm Thừ khi đặt ở hai góc cửa chính quay đầu vào nhà giống như đang nhảy vô nhà ngậm tiền vàng, tài lộc mang đến cho gia chủ. Đối với trang thờ Thổ Địa - Thần Tài, đặt ở góc trước quay vào trong, điều này thể hiện Thổ Địa giữ bình yên cho gia đạo, Thần Tài là vị thần của tài lộc, chiêu tài tác lộc cho gia chủ còn được Thiềm Thừ tác động thêm là mang tài lộc vô nhà cho gia chủ nữa.
Ngoài ra cũng có thể đặt Thiềm Thừ dưới gầm bàn, bên trong tủ nhưng đầu phải quay vào trong, nếu quay ra ngoài sẽ phản tác dụng
Kiêng kỵ:
- Không đặt Thiềm Thừ trong nhà bếp, trong phòng tắm, toilet vì làm như vậy sẽ kích hoạt tính hung dữ của Thiềm Thừ, thay vì chiêu tài lộc, Thiềm Thừ sẽ hút khí xấu và những điều không hay về
Cách khai quang Thiềm Thừ
- Cũng giống như Tỳ Hưu các bạn có thể tham khảo thêm tại mục khai quang điểm nhãn cho Tỳ Hưu nhưng lưu ý Thiềm Thừ thông nhân tính, nên khi khai quang điểm nhãn tốt chỉ có mình gia chủ ở đó vì sau khi khai quang điểm nhãn, người đầu tiên linh vật này nhìn thấy nó sẽ mãi phù hộ suốt đời (chính vì thế có lúc người dùng rất tốt nhưng khi đem tặng cho người khác dùng lại không linh chính vì lý do này)
Để mua được Thiềm Thừ đúc bằng đồng nguyên chất, hoặc mạ vàng 24k tăng thêm cát khí các bạn có thể đến trực tiếp showroom tại 295 Kim Mã, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội (cách ngã tư Nguyễn Trãi - Khất Duy Tiến 50m)