CÔNG TY TNHH ĐÚC ĐỒNG MỸ NGHỆ HOÀNG GIA

Miền Bắc: 66 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội
Miền Nam: 879 Trường Chinh - Tây Thạnh - Tân Phú - HCM

Điện thoại: 0345 38 35 35 - 0834 38 35 35

Tin mới

Sản phẩm đẹp
Báo giá đúc chuông đồng, chuông nhà thờ uy tín chất lượng
2021-04-24
Chuông đồng vốn được coi là một pháp bảo trong Phật giáo riêng và trong văn hóa Việt Nam nói chung. Khi nghe thấy tiếng chuông chuông đồng vọng tới.

Chuông đồng vốn được coi là một pháp bảo trong Phật giáo riêng và trong văn hóa Việt Nam nói chung. Khi nghe thấy tiếng chuông chuông đồng vọng tới, lòng người cũng nhẹ nhàng và cảm thấy yên bình hơn. Tại sao chuông đồng lại có âm thanh đặc biệt như vậy. Cùng Đồ Đồng Ý Yên khám phá nguồn gốc, cách làm cũng như ý nghĩa của món pháp bảo này nhé.

1. Nguồn gốc của chuông đồng và ý nghĩa của tiếng chuông

Chuông đồng có nguồn gốc từ rất xa xưa trải qua nhiều thời kỳ chiến tranh trong lịch sử, các tài liệu ghi chép về chuông đồng đã bị thất lạc hoặc sai lệch rất nhiều. Tuy nhiên, theo tài liệu được sử dụng phổ biến nhất thì chuông đồng có nguồn gốc từ Trung Hoa và được sử dụng rộng rãi vào thời nhà Chu (557 trước Tây Lịch- 89 Tây Lịch). Ở một số nước theo văn hóa Phật Giáo như Ấn Độ, My-an-ma hay Sri-lan-ka, chuông đồng cũng được phát hiện từ rất xa xưa, đặc biệt là tại các điểm di tích đình chùa.

Trong Phật Giáo, người ta tin rằng tiếng vang của chuông đồng có thể thấu đến cõi âm giới địa ngục âm u, chúng sinh đang phải chịu đọa đày nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông sẽ được giải thoát, loài quỷ đói nghe được tiếng chuông cũng giảm bớt lòng tham lam, sân si hận thù. Ngày nay, người ta coi tiếng chuông như âm thanh khai sáng tâm hồn, làm thanh tịnh tâm hồn bên trong mỗi người.

Chuông đồng tại chùa Bái Đính

Chuông đồng tại chùa Bái Đính

Chính vì vậy mà việc thỉnh chuông (đánh chuông) cũng không thể thực hiện tùy tiện. Ở các ngôi chùa Việt Nam hiện nay cũng như các ngôi chùa khác ở Trung Quốc thời xưa hoặc các chùa ở các nước theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên… các sư thầy thường thỉnh chuông vào buổi sáng tối trong ngày khi cầu nguyện. Giờ thỉnh chuông buổi sáng lúc 4 giờ hoặc trước thời công phu buổi sáng, tuỳ theo quy định của mỗi chùa. Nhưng thông thường với chuông lớn là bắt đầu thì thỉnh 3 tiếng, kết thúc đánh nhanh 2 tiếng. Các loại chuông nhỏ đặt bên trong nhà chùa, chuông tụng kinh thì đánh 3 hồi chín tiếng, mỗi chương bài tụng kết thúc thì đánh 1 tiếng.

Cũng có khi số lượng tiếng thường là 18, cũng có khi 36 tiếng hoặc 108 tiếng. Đánh 108 tiếng biểu thị hành giả nỗ lực làm vơi cạn đi 108 loại phiền não nơi nội tâm. 18 tiếng là biểu thị sự thanh lọc 6 căn, 6 trần và 6 thức. Với những người đang theo con đường giác ngộ thì số lượng tiếng chuông có ý nghĩa tâm linh hết sức đặc biệt và sâu sắc.

2. Các loại chuông đồng phổ biến hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, chuông đồng được sử dụng rộng rãi không chỉ trong việc thờ cúng ở đình chùa mà còn được đặt ở các điện thờ, nhà thờ họ, thờ tổ… Nhiều gia đình cũng đặt đúc chuông đồng trong nhà cho mục đích trang trí và phong thủy để hy vọng cuộc sống hạnh phúc và bình an. Chính vì nhu cầu ngày càng nhiều và mục đích sử dụng các nhau nên chuông đồng được phân ra thành nhiều loại bao gồm:

Chuông Đại Hồng ( Đại Hồng Chung)

Chuông Đại Hồng là loại chuông đồng có hình dáng chuông cơ bản, kích thước và trọng lượng tương đối lớn. Chuông Đại Hồng được sử dụng trong các nhà chùa, đình, đền thờ và chỉ được chỉnh trong các dịp lễ lớn, trang trọng. Tiếng chuông Đại Hồng rất trầm và vang vọng.

Chuông Đại Hồng

Chuông Đại Hồng

Chuông Tăng Đường( Báo Chúng Chung)

Chuông đồng Tăng Đường hay còn gọi là Báo Chúng Chung, là loại chuông tương tự với chuông Đại Hồng nhưng kích thước nhỏ hơn. Với những diện tích nhỏ thì người ta sẽ sử dụng chuông Tăng  Đường thay vì chuông Đại Hồng.

Chuông Tăng Đường

Chuông Tăng Đường

Chuông Bát (Gia Trì Chung)

Chuông Bát là loại chuông nhỏ, có hình dạng như chiếc bát dùng để tụng kinh. Tiếng chuông Bát thanh và nhỏ, giúp cho Phật tử chúng sinh tập trung tâm hồn và thanh tịnh khi tham gia tụng kinh tại các buổi lễ chùa.

Chuông Bát

Chuông Bát

Chuông đồng Công giáo

Chuông đồng Công giáo thường được gọi Còn được người Việt gọi là chuông tây vì có nguồn gốc từ phương Tây thường được đặt ở nhà thờ Công giáo. Người ta sử dụng dây chuông để đánh chuông và có thể điều chỉnh âm thanh theo những nốt cụ thể.

Chuông đồng công giáo

Chuông đồng công giáo

3. Quy trình đúc chuông đồng

Để có một chiếc chuông đồng hoàn chỉnh và đạt chuẩn chất lượng, trước khi bước vào công đoạn chế tạo người thợ phải hết sức cẩn thận chọn lựa nguyên liệu để đúc chuông đồng. Không phải loại đồng nào cũng có thể dùng để chúc chuông được. Nếu nguyên liệu đồng không đảm bảo âm thanh và độ bền của chuông sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Tại Đồ Đồng Ý Yên quy trình chế tác ra một chiếc chuông đồng hoàn chỉnh trải qua 4 công đoạn chính:

- Tạo khuôn: Khuôn đúc chuông đồng gồm 2 phần là khuôn âm bản và phần cốt bên trong. Phần âm bản được làm từ đất, trấu và giấy gió. Phần cốt bên trong được làm từ bùn, chấu và bột chịu nhiệt. Sau đó 2 phần khuôn được tiến hành nung ở nhiệt độ cao trên 700 độ C rồi để nguội, ghép thành khuôn hoàn chỉnh.

- Nấu đồng: Sau khi chuẩn bị nguyên liệu nấu chuông bao gồm đồng và thiếc. Người ta sẽ tính toán tỷ lệ theo công thức nhất định để đảm bảo độ chính xác. Đồng và thiếc được nấu hóa lỏng ở nhiệt độ 1200 độ C.

Chuông đồng thành phẩm tại Đồ Đồng Ý Yên

Chuông đồng thành phẩm tại Đồ Đồng Ý Yên

- Rót đồng: Sau khi đồng và thiếc đạt đến độ lỏng hoàn tất. Những người thợ sẽ tiến hành rót đồng vào trong khuôn. Kỹ thuật rót đồng lỏng phải được tiến hành rất cẩn thận để tránh bị lỗi bọt khí. Đồng lỏng sau khi nguội sẽ tạo thành chiếc chuông hoàn chỉnh và đến công đoạn sau cùng.

- Sửa nguội và hoàn thiện: Sau khi gỡ chuông khỏi khuôn, thợ đúc sẽ tiến hành mài dũa, cắt bỏ ba via, chạm ám hoa văn, làm nhẵn bề mặt chuông. Quá trình tạo ra một chiếc chuông chuồng hoàn chỉnh.

Chuông đồng thành phẩm có bề mặt nhẵn mịn, hoa văn họa tiết sắc nét và chính xác. Tiếng chuông vang và thanh, không bị lỗi chi tiết như nứt hở. Các mẫu chuông đồng tại Đồng Đồng Ý Yên luôn được đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trước khi tới tay khách hàng.

Trên đây là một số thông tin về nguồn gốc chuông đồng cũng như ý nghĩa và cách làm ra một chiếc chuông đồng hoàn chỉnh. Tại đồ đồng Ý Yên chúng tôi có sẵn một số mẫu chuông đồng, quý khách có thể tham khảo website hoặc gọi ngay số hotline 0912 417 168 để biết thêm thông tin chi tiết. Đồ Đồ Ý Yên chúc quý khách luôn bình an, thịnh vượng!

Tin liên quan

ĐÚC ĐỒNG HOÀNG GIA
Địa chỉ: Số 66 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0912 417 168 - 0971 401 879
Email: donghoanggia66@gmail.com
Lượt truy cập: Số người đang xem:
© 2018 https://dodongyyen.vn. All rights reserved.